5 thg 7, 2013

Chữa bệnh ung thư bằng nọc bọ cạp xanh

Từ 20 năm qua, người Cuba đã chữa bệnh ung thư bằng nọc con bọ cạp xanh. Kết quả không phải lúc nào cũng tuyệt hảo, nhưng hàng ngàn bệnh nhân quả quyết cơn đau đã giảm, sức mạnh cơ bắp được phục hồi, nhờ vào loại côn trùng này. Cách chữa trị sắp được phổ biến toàn cầu. Công ty dược quốc doanh Labiofam đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hợp chất tương tự mang tên Vidatox. Một số nước, trong đó có Trung Quốc đã cho phép bán ra thị trường, và thị trường chợ đen cũng xuất hiện để phổ biến. Không biết có bao nhiêu bệnh nhân sử dụng chất thuốc đựng trong chiếc lọ nhỏ bằng thủy tinh từ 20 năm qua. Nhưng con số có lẽ trên 55.000 người. 

Cuba: Chữa ung thư bằng nọc bọ cạp xanh 

bọ cạp xanh, bo cap xanh,
Con bọ cạp xanh
(CATP) Leandro Gonzales, sáu tuổi, ngồi cạnh mép giường của bố mẹ, chân gác lên tấm drap. Hai mắt nhìn theo ngón tay trỏ của bác sĩ Niudis Cruz đi qua phải, trái, lên xuống. Là chuyên gia trị ung thư, bác sĩ Cruz nhét ngón tay vào hai bàn tay nhỏ nhắn của chú bé. Nó nắm chặt lại. Bà gật đầu nói: “Tốt, tốt lắm!”.
Yaima, mẹ chú bé lặng lẽ ngồi bên cạnh, nín thở trong lúc Leandro đi khám bệnh hai tháng một lần. Con chị bị một khối u không thể mổ được trong tủy sống và đã chứng kiến nghi thức này không biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên, nhìn thấy nó bóp được ngón tay của bác sĩ với cả hai chân, khiến chị vui mừng đến chảy nước mắt. Cách nay hơn một năm, nó nằm bất động và gần như câm.
Khi khám nghiệm kết thúc, Niudus Cruz bình luận về sức mạnh cơ bắp của chú bé, sự phản xạ và thang điểm Lansky đo chất lượng sống dành cho trẻ con mắc bệnh ung thư. Số 90 - 100 tương ứng với sức khỏe hoàn hảo. Bà lấy ra chiếc laptop và mở ảnh chụp bộ não của Leandro, màu đen trắng: “Đây là loại ung thư nguy hiểm nhất với trẻ con, với tỉ lệ tử vong đến 80% cho năm đầu tiên”. Bà so sánh kích thước khối u chụp được cách nay 18 tháng: từ tháng 9-2011 đến 4-2012, nó giảm được khoảng 15%. Trong thời gian đó, Leandro chỉ được cho uống mỗi ngày ba lần vài giọt chất lỏng trong veo và không có mùi vị. Vị bác sĩ nói: “Khối u không thể tự hấp thu được, vì thế phải can thiệp từ bên ngoài”.
Đó là nọc con bò cạp xanh kích thước trung bình có tên khoa học Rhopalurus junceus được người Cuba gọi là Escorpion azul. Bốn tháng sau khi chẩn trị, tháng 5-2011 Leandro gầy đến mức nặng chỉ bằng đứa trẻ hai tuổi. Nhưng sau khi uống thường xuyên chất nọc này pha với nước, sức khỏe của em gần như trở lại bình thường. Nó có thể đi lại và nói đến món ăn mình thích là trứng chiên và đi xe đạp mỗi ngày. Yaima nói: “Cám ơn Chúa, các bác sĩ đã biết được sức mạnh của con bò cạp”.

Chữa một khối u như của Leandro là một chuyện rất đau đầu của các bác sĩ toàn thế giới. Theo tổ chức Y tế Thế giới (OMS) ung thư đã giết chết 7,6 triệu người trên toàn cầu vào năm 2008, chiếm 13% trường hợp tử vong. Mặc cho hàng tỉ đôla đổ vào nghiên cứu, các cách hóa trị hay xạ trị đều tỏ ra không thích hợp. Vẫn theo OMS, các bác sĩ hiện nay chỉ chữa trị thành công hơn 7,3% so với năm 1950. Từ nay đến năm 2030, sẽ có số người chết vì ung thư cao hơn gấp hai lần. Bác sĩ José Antonio Fraga, giám đốc Labiofam nhận định: “Người ta chỉ tin vào cách chữa trị thông thường, rất khó làm thay đổi ý kiến. Chúng tôi không tìm ra thuốc và cũng không khuyên bệnh nhân từ chối xạ trị hay hóa trị. Nhưng y học là phải dựa trên chứng cớ. Và một chứng cớ như vậy, không thể nào bỏ qua được"






SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.