PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, bọ xít hút máu là một loài côn trùng
hút máu nên vết chích của nó khiến con người khó chịu, dị ứng rộng, thậm chí
gây sốt nhất là với trẻ em. Ngoài ra, loài này được biết đến là một vector truyền
ký sinh trùng Trypanosoma cruzi ở Châu Mỹ La Tinh gây ra bệnh Chagas. Ở nước ta
trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác nhận sự hiện diện trong hệ
thống tiêu hóa của bọ xít hút máu có ký sinh trùng đơn bào thuộc giống
Trypanosoma (chưa xác định được tên).
Hiện chưa xác định được ký sinh trùng đó gây bệnh ở mức độ
nào nhưng ở phương diện côn trùng học cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng sự sinh
trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này, đặc biệt bố trí theo dõi dài
hạn với những người đã bị bọ xít đốt, xác định tên loài ký sinh trùng từ đó thiết
lập một hệ thống giám sát dịch tễ học thích nghi để phòng tránh sự xuất hiện của
bệnh Chagas ở Việt Nam.
Bọ xít hút máu cắn vào cơ thể gây ngứa và sưng |
Bọ xít hút máu chứa ký sinh trùng truyền sang người không?
TS Phạm Thị Khoa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư nhấn mạnh, bệnh Chagas được phân bố chủ yếu trong thế giới mới. Tác nhân gây bệnh là máu ký sinh trùng đơn bào Trypanosoma cruzi chúng xâm nhập vào chủ thể thông qua các cá thể bọ xít hút máu trên da chủ thể hoặc niêm mạc. Kể từ đầu năm 2010, bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata gây ra nhiều băn khoăn và lo lắng trong người dân ở nhiều địa điểm của Việt Nam. Hoạt động của chúng chủ yếu hút máu vào ban đêm. Cụ thể, bọ xít cắn vào cơ thể gây ngứa và sưng, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về ký sinh trùng có trong bọ xít hút máu và khả năng lây truyền sang người.Bọ xít hút máu kháng thuốc trừ sâu
Trong quá trình nghiên cứu bọ xít, TS Phạm Thị Khoa đã nuôi
chúng và rất ngạc nhiên về sự phát triển của loài này. Cụ thể, khả năng sinh sản
của bọ xít hút máu rất cao bất kể điều kiện phòng thí nghiệm ra sao. Một con bọ
xít cái hút máu chuột bạch cứ 2 ngày/lần có thể đẻ 327 trứng trong 7 tháng.
Ngoài ra, để chuẩn bị một chiến dịch có thể trực tiếp chống
lại các bọ xít hút máu, nhằm mục đích đánh giá nhạy cảm của côn trùng cũng như
giúp người dân giảm căng thẳng vì lo lắng bọ xít đốt, TS Phạm Thị Khoa đã thử
nghiệm diệt chúng bằng thuốc trừ sâu thường được sử dụng ở Việt Nam. Bọ xít được
thử nghiệm thuốc trừ sâu dưới dạng tiếp xúc giấy ngâm tẩm trong 1 - 3 ngày, tùy
thuộc vào giai đoạn phát triển (thứ hai hoặc thứ năm giai đoạn nhộng) đã cho thấy,
chúng kháng với thuốc alpha-cypermethrin tại 30mg/m2.
PGS.TS Trương Xuân Lam đang nghiên cứu bọ xít hút máu |
Tác giả Schofield C.J (Anh) đã "hiến kế" giảm bọ xít hút
máu cũng như kiểm soát dịch tễ cho Việt Nam hay khu vực Đông Nam Á: Cần xem việc
giám sát côn trùng là cần thiết để tránh những nguy cơ lớn về truyền vectơ mới
và không bị động như các nước châu Mỹ La tinh. Ngoài ra, cần có nhiều dữ liệu
hơn để hiểu các tuyến đường di cư của các loài địa phương, chủ nhà, sở thích,
năng lực phán tán chủ động, thụ động và các cơ chế của các cuộc tấn công tới
con người. Phải thiết lập một dịch tễ học dài hạn theo dõi để xác nhận rằng ký
sinh trùng được tìm thấy trong các bọ xít hút máu thu
thập trong nhà không làm hại con người.
Đối với bọ xít kháng thuốc cần sử dụng các đội xử lý kỹ thuật
được đào tạo, sử dụng thuốc trừ sâu chất lượng tốt, thiết bị ứng dụng hiện đại
để chắc chắn phòng trừ được bọ xít hút máu.