Chúng ta rất quen với thuật ngữ diệt mối sinh học nhưng lại chưa hiểu hết. Để lý giải cho thuật ngữ này ta tìm hiểu một số đặc tính Sinh học của mối.
Vòng đời sinh học của mối |
ĐẶC TÍNH SINH HỌC SINH THÁI TỔ MỐI
- Mối chúa (mối vua): Là thành phần chịu trách nhiệm sinh sản trong tổ mối. Mối chúa có thể đẻ lên đến 10,000 trứng trong một ngày. Mối chúa không bao giờ ở nơi gây hại. Chúng ta chỉ nhìn thấy mối gây hại là mối lính và mối thợ.
- Mối lính: Mối lính không có răng, hàm phát triển thành càng. Mối lính dùng càng để bảo vệ tổ mối.
- Mối thợ: Mối thợ có nhiệm vụ kiếm thức ăn, nuôi sống các thành phần khác trong tổ mối.
- Mối cánh: Mối cánh trưởng thành có chiều dài cánh dài hơn chiều dài thân mối. Vào mùa mưa mối cánh bay giao hoan phân đàn. Mối cánh bay lượn sau đó ghép đôi giao phối, sau 15 ngày bắt đầu đẻ trứng và hình thành tổ mối mới. Mối cánh bay ra 2.000 đến 3.000 cá thể, nhiều lên đến 10.000 cá thể trong một lần bay giao hoan phân đàn.
- Mối thay thế: là một thành phần của tổ mối có khả năng sinh sản rất ít. Thành phần này thay thế mối chúa nếu mối chúa chết.
ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỆT MỐI SINH HỌC
Mối sống thành quần thể tập trung có số lượng cá thể lớn (lên đến hàng triệu cá thể trong một tổ). Tổ mối ở trong đất, hoặc trong các khoảng trống của công trình xây dựng như: ruột panen, hộp kỹ thuật….
Tổ mối có đường liên hệ với nguồn nước;Tổ mối có đường liên hệ với đất
Mối ăn tất cả các loại có nguồn gốc xenlulo, đặc biệt là gỗ thông, gỗ trám trắng, gỗ vạng trứng, gỗ bồ đề…
Mối tiết ra một số loại a xít nên có thể đục được vữa xây mác thấp, gặm thủng dây điện…
=> Diệt mối Tận gốc là việc chúng ta làm cách nào đó diệt hết các cá thể của tổ mối hoặc chí ít cũng phải diệt được mối chúa và các con mối có khả năng thay thế.
Diệt mối Sinh học là việc áp dụng công nghệ Sinh học tác động đến cơ chế hoạt động, sinh trưởng… của tổ mối.
Ưu điểm của công nghệ diệt mối sinh học
- Không gây ô nhiễm môi trường; an toàn sức khỏe con người
- An toàn cho người và vật nuôi;
- Không khoan đào tìm tổ mối...