Bị muỗi đốt bao giờ cũng khiến chúng ta cảm thấy đau nhói, đặc biệt là khi con muỗi đó có mang mầm bệnh sốt rét, sốt vàng, sốt xuất huyết hay virus West Nile. Nhưng nếu các nhà nghiên cứu tại đại học Arizona –Tucson tìm ra được phương pháp thì một ngày nào đó con muỗi cũng tự giết nó khi đốt chúng ta.
Ông Roger L. Miesfeld - phụ trách dự án, giáo sư hoá sinh học và sinh lý học phân tử tại đại học Khoa học trực thuộc đại học Arizona, đồng thời là một thành viên của tổ chức BIO5 và trung tâm ung thư Arizona – cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là biến bữa ăn của muỗi cái thành bữa cuối cùng trong đời nó”.
Cùng tham gia dự án còn có Patricia Y. Scaraffia, Guanhong Tuan, Jun Isoe, Vicki H. Wysocki – thành viên của BIO5, và cuối cùng là Michael A. Wells.
Một con muỗi cái Aedes aegypty đang hút máu từ cánh tay một người đàn ông.
Chỉ có muỗi cái mới đi hút máu. (Ảnh: James Gathany, Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch tại Atlanta, GA)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cơ chế trao đổi chất phức tạp đến kinh ngạc ở loài muỗi Aedes aegypti. Chúng buộc phải bài tiết ra Nitơ có độc sau khi hút máu của con người. Nếu con muỗi không thể bài tiết Nitơ, nó cũng sẽ không thể đẻ trứng rồi sẽ ốm mà chết. Scaraffia, trợ lý giáo sư tại khoa hoá sinh học và sinh lý học phân tử - đại học Arizone, cùng các thành viên khác của đội đã xuất bản kết quả thu được ngày 15/1/2008 trên tờ the Proceedings of the National Academy of Sciences. Nghiên cứu được Viện y tế quốc gia tài trợ.
Miesfeld và đồng nghiệp đang tìm kiếm một loại phân tử vô hại với con người nhưng lại có thể ức chế quá trình trao đổi chất ở muỗi, buộc con mỗi không thể bài tiết Nitơ. Phân tử đó sẽ giết cả con muỗi lẫn con cháu sau này của nó, từ đó làm chậm mức độ lây lan của bệnh dịch.
Một khi phân tử này và những phân tử khác tương tự được áp dụng với cả những loài muỗi khác, chúng ta có thể nghiên cứu để đưa vào thuốc diệt côn trùng rồi phun xịt lên màn chắn muỗi hay những nơi muỗi ẩn náu như vùng nước đọng.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tính đến một loại thuốc diệt muỗi uống được. Những người mắc bênh sốt vàng hay sốt rét có thể uống loại thuốc viên này nhằm giảm số lượng muỗi. Viên thuốc sẽ không phải là vắc xin, nếu họ uống thuốc rồi sau đó bị một con muỗi mang bệnh đốt thì họ vẫn nhiễm bệnh. Tuy nhiên con muỗi đó sẽ hút cả thuốc cùng với máu khiến nó sẽ sinh sản ít hơn hoặc có thể sẽ chết trước khi kịp đốt người khác.
Miesfeld nói: “Cả cộng đồng chúng ta sẽ trở thành một cái bẫy muỗi khổng lồ”. Dần dần, số lượng muỗi và tỉ lệ bệnh tật sẽ giảm. “Cần phải có nỗi lực của cả cộng đồng trong một thời gian dài mới có thể đạt được kết quả lớn”. Trong một thế giới mà cả muỗi lẫn những căn bệnh chúng lây truyền đều có khả năng kháng cự nhanh chóng đối với thuốc diệt muỗi cũng như thuốc trị bệnh thì việc tìm kiếm những giải pháp mới để chống lại chúng là một việc thiết yếu.
“Chắc chắn sẽ có biện pháp đối phó với những căn bệnh gây ra cái chết cho hàng triệu người mỗi năm”.
Ông Roger L. Miesfeld - phụ trách dự án, giáo sư hoá sinh học và sinh lý học phân tử tại đại học Khoa học trực thuộc đại học Arizona, đồng thời là một thành viên của tổ chức BIO5 và trung tâm ung thư Arizona – cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là biến bữa ăn của muỗi cái thành bữa cuối cùng trong đời nó”.
Cùng tham gia dự án còn có Patricia Y. Scaraffia, Guanhong Tuan, Jun Isoe, Vicki H. Wysocki – thành viên của BIO5, và cuối cùng là Michael A. Wells.
Chỉ có muỗi cái mới đi hút máu. (Ảnh: James Gathany, Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch tại Atlanta, GA)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cơ chế trao đổi chất phức tạp đến kinh ngạc ở loài muỗi Aedes aegypti. Chúng buộc phải bài tiết ra Nitơ có độc sau khi hút máu của con người. Nếu con muỗi không thể bài tiết Nitơ, nó cũng sẽ không thể đẻ trứng rồi sẽ ốm mà chết. Scaraffia, trợ lý giáo sư tại khoa hoá sinh học và sinh lý học phân tử - đại học Arizone, cùng các thành viên khác của đội đã xuất bản kết quả thu được ngày 15/1/2008 trên tờ the Proceedings of the National Academy of Sciences. Nghiên cứu được Viện y tế quốc gia tài trợ.
Miesfeld và đồng nghiệp đang tìm kiếm một loại phân tử vô hại với con người nhưng lại có thể ức chế quá trình trao đổi chất ở muỗi, buộc con mỗi không thể bài tiết Nitơ. Phân tử đó sẽ giết cả con muỗi lẫn con cháu sau này của nó, từ đó làm chậm mức độ lây lan của bệnh dịch.
Một khi phân tử này và những phân tử khác tương tự được áp dụng với cả những loài muỗi khác, chúng ta có thể nghiên cứu để đưa vào thuốc diệt côn trùng rồi phun xịt lên màn chắn muỗi hay những nơi muỗi ẩn náu như vùng nước đọng.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tính đến một loại thuốc diệt muỗi uống được. Những người mắc bênh sốt vàng hay sốt rét có thể uống loại thuốc viên này nhằm giảm số lượng muỗi. Viên thuốc sẽ không phải là vắc xin, nếu họ uống thuốc rồi sau đó bị một con muỗi mang bệnh đốt thì họ vẫn nhiễm bệnh. Tuy nhiên con muỗi đó sẽ hút cả thuốc cùng với máu khiến nó sẽ sinh sản ít hơn hoặc có thể sẽ chết trước khi kịp đốt người khác.
Miesfeld nói: “Cả cộng đồng chúng ta sẽ trở thành một cái bẫy muỗi khổng lồ”. Dần dần, số lượng muỗi và tỉ lệ bệnh tật sẽ giảm. “Cần phải có nỗi lực của cả cộng đồng trong một thời gian dài mới có thể đạt được kết quả lớn”. Trong một thế giới mà cả muỗi lẫn những căn bệnh chúng lây truyền đều có khả năng kháng cự nhanh chóng đối với thuốc diệt muỗi cũng như thuốc trị bệnh thì việc tìm kiếm những giải pháp mới để chống lại chúng là một việc thiết yếu.
“Chắc chắn sẽ có biện pháp đối phó với những căn bệnh gây ra cái chết cho hàng triệu người mỗi năm”.