13 thg 8, 2013

Cách xử trí với những vết sưng tấy do muỗi đốt.

cách xử trí muỗi đốt, cach xu tri muoi dot,
Da bé với đặc tính mỏng manh rất dễ bị tổn thương bởi muỗi đốt
Muỗi là loại côn trùng có hại cho sức khỏe con người. Vết muỗi đốt ngoài việc khiến mọi người trong gia đình cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, sưng tấy, mất thẩm mỹ mà còn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nguy hiểm như viêm não, sốt rét, vàng da…
Khi đốt, muỗi sẽ phóng ra “nọc” độc là một vật thể là đối với cơ thể xâm nhập vào máu. Có thể có sự đáp ứng của hiện miễn dịch – di ứng tạo ra các histamine gây ngứa. Với sự nhạy cảm vốn có, trẻ sẽ thấy khó chịu hơn người lớn và phản ứng lại bằng cách gãi nhiều làm cho làn da bị tổn thương gây trầy xước, rách da. Những vết trầy đó sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn, làm vết đốt sưng lên và có mủ.

Trẻ bị muỗi đốt, ngứa có thể phát triển toàn thân và dẫn tới sần ngứa. Bé gãi khi bị ngứa sẽ tạo thành tổn thương sẽ gây ra bệnh chàm: da tại vùng chàm có biểu hiện rát, viêm đỏ kèm các mụn nước li ti. Ngứa nhiều, trẻ không được chữa trị, để gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các sẹo lồi và vết thâm do hiện tương tăng sắc tố sau viêm. Nốt thâm đen sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cho làn da của trẻ sau này, bởi sẽ phải mất một thời gian dài để các vết này biến mất, thậm chí là vĩnh viễn không hết.

Xử trí với những vết sưng tấy do muỗi đốt

Thông thường sau khi bị muỗi đốt, da sẽ bị sưng đỏ, kích thước lớn hơn đầu kim một chút sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Điều đầu tiên cần làm khi bị muỗi đốt là không nên để bé gãi vào vết muỗi đốt. Bởi hành động gãi sẽ rất mất vệ sinh, lúc ấy tay chạm vào chưa chắc đã sạch, tay bẩn chạm vào sẽ khiến vết thương bị chảy máu, nhiễm trùng, khả năng thành sẹo lớn.
Hiện nay có một số loại thuốc trị muỗi đốt dạng kem bôi được quảng cáo và bày bán rộng rãi. Tuy nhiên, dùng thuốc bôi da không thích hợp và an toàn vì bé có thể bị kích ứng, dị ứng, tổn thương da, gây nhiễm trùng. Bé có thể dụi mắt, chạm vào mũi, miệng gây tổn thương mắt, mũi hay ngộ độc do tiếp xúc phải. Trong trường hợp này, nước muối chính là trợ thủ đắc lực. Bôi một chút nước muối vào chỗ ngứa, xoa nhè nhẹ vào nốt muỗi đốt vừa có thể làm giảm sưng vừa có thể trị ngứa hữu hiệu vì nước muối vốn có khả năng kháng viêm nên có hiệu quả giảm sưng rất tốt. Nếu không có sẵn nước muối hoặc nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng dấm pha loãng bôi lên nốt bị muỗi đốt. Dấm có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn, nhờ đó, sau một thời gian ngắn bị muỗi đốt, nốt muỗi đốt sẽ không còn sưng và và ngứa nữa.
Một vài trường hợp, vết muỗi đốt sưng tấy và có mủ, một thời gian dài không hết. Lúc này, mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Mẹo xử trí muỗi đốt hiệu quả

Có rất nhiều cách để trị vết muỗi đốt, về cơ bản cũng giống như trị mụn, nhọt. Khi áp dụng cho trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu tâm đến làn da dễ bị tổn thương của trẻ. Hiện nay, có một số thảo dược được y học đánh giá cao về hiệu quả sử dụng để làm tiêu độc, tiêu sưng, chống viêm, lành sẹo như nghệ, bạch hoa xà…Bã lá trà cũng là cách tốt để làm dịu vết muỗi đốt trên da bé. Một số mẹo nhỏ để xử trí những vết muỗi đốt của trẻ:
- Thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô, rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.
- Thoa mật ong vào các phần da bị muỗi cắn vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé.
- Thoa chút nước ép tỏi hoặc nước ép hành tây cũng có thể giúp trẻ thoát khỏi những kích thích khó chịu khi bị muỗi cắn.
- Hãm một tách trà nóng, sau đó đợi ấm trà này mát trở lại và áp dụng chườm nước trà và bã trà lên trên diện tích da bị cắn trực tiếp. Cách này sẽ giúp làm giảm sưng ngứa.
- Xoa nước cốt chanh lên khi vực bị muỗi cắn cũng có thể làm giảm sự phát ban và ngứa ngáy cho trẻ.
- Một viên đá lạnh cũng có thể cứu trợ và giúp giảm sưng, tấy đỏ. Đá cũng giúp các vết bị muỗi cắn không bị thâm.
- Nếu có sẵn bột nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào hỗn hợp này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp trẻ giảm ngứa ngáy vừa giúp làm sạch vết côn trùng cắn.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cách tốt nhất mà các mẹ nên áp dụng vẫn là giữ cho bé không bị muỗi đốt. Để có thể làm được điều này, mẹ cần giữ vệ sinh thật sạch sẽ môi trường ở, diệt tận gốc những nơi mà muỗi có thể ẩn náu và sinh sôi. Khi bé ngủ, mẹ nhớ phải mắc màn. Ngoài ra, giữ vệ sinh cơ thể giữ da bé sạch sẽ cũng là việc cần thiết để chống muỗi.

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.