Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường hay lơ là khi bị côn trùng cắn, vì nghĩ rằng chúng không nguy hiểm. Thế nhưng côn trùng, nhất là loài muỗi, lại trở thành trung gian của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thông qua các vết cắn như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... và một số bệnh ngoài da cần lưu ý.
Thạc sĩ - bác sĩ Ngô Minh Vinh, giảng viên bộ môn da liễu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tư vấn rõ hơn cho chúng ta các bệnh ngoài da có thể gặp.
Chúng ta cần phân biệt giữa “châm đốt” và “cắn”. Châm đốt thường do các loài côn trùng có nọc độc gây ra như các loại ong, kiến... Chúng truyền chất độc qua ngòi mỗi lần chích như một lời cảnh báo. Cắn là hành động của những côn trùng không có nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy rận... Chúng truyền vào da nước bọt mỗi lần cắn, đồng thời hút đi một lượng máu nhỏ từ cơ thể chúng ta để sinh tồn.
Chúng ta cần phân biệt giữa “châm đốt” và “cắn”. Châm đốt thường do các loài côn trùng có nọc độc gây ra như các loại ong, kiến... Chúng truyền chất độc qua ngòi mỗi lần chích như một lời cảnh báo. Cắn là hành động của những côn trùng không có nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy rận... Chúng truyền vào da nước bọt mỗi lần cắn, đồng thời hút đi một lượng máu nhỏ từ cơ thể chúng ta để sinh tồn.
Da tại vết cắn/châm đốt thông thường sưng đỏ và ngứa rát. Ở một số người, sau khi bị côn trùng cắn, nếu không được bôi thuốc đúng và kịp thời, vết cắn có thể gây nên những tác hại trên da như:
1. Nhiễm trùng thứ phát do gãi:
Khi côn trùng cắn, chúng sẽ phóng ra nọc độc là một vật thể lạ (yếu tố dị nguyên) xâm nhập vào máu. Cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch tạo ra các histamine gây ngứa. Bệnh nhân thường phản ứng lại bằng cách gãi, vì vậy sẽ làm cho làn da bị tổn thương (trầy xước, rách, nứt da). Tại vùng da bị tổn thương, vi trùng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm trùng.
2. Sẩn ngứa, chàm hóa:
Đối với một số người có cơ địa dị ứng (dân gian hay gọi là máu phong), chất tiết của côn trùng sẽ là tác nhân tạo ra đáp ứng miễn dịch (kháng nguyên). Đặc biệt, ở những người bị côn trùng cắn nhiều lần, cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch (tạo kháng thể) mạnh hơn gây ra ngứa nhiều. Ngứa có thể phát triển toàn thân và lâu dài dẫn tới sẩn ngứa (những u cục có ngứa tại vết cắn).
Chàm hóa: da tại vùng chàm có biểu hiện viêm đỏ và xuất hiện các mụn nước li ti, ngứa nhiều, bệnh nhân gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các vết nứt (giống như cánh đồng ruộng khô nứt nẻ) nên việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn cả về thời gian lẫn tiền bạc.
3. Mất thẩm mỹ da:
Côn trùng cắn sẽ làm da bị tổn thương. Nếu có nhiễm trùng thứ phát không điều trị, hay điều trị không đúng, các tổn thương do côn trùng cắn lâu ngày trở nên chàm hóa, sẽ sinh ra các tổn thương ngoài ý muốn như sẹo lồi. Ở những người có cơ địa tăng sinh mô sợi hay sẹo lồi sẽ xấu hơn; các vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm; dày da, tăng sừng trong trường hợp chàm mãn tính.
4. Để giảm thiểu các tác dụng có hại từ vết cắn do côn trùng và các bệnh do chúng gây ra, chúng ta cần tuân thủ các bước:
Phòng bệnh (ngừa không để cho côn trùng cắn)
- Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.
- Tùy điều kiện có thể lắp cửa lưới chống côn trùng xâm nhập.
- Khi ra ngoài, đặc biệt là khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời cần mặc áo, quần dài có màu sáng, mang vớ. Nếu ngủ đêm ngoài trời nhất thiết phải có túi ngủ, mùng.
- Cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi côn trùng, thuốc chống côn trùng cắn; nhất là khi có trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng.
Điều trị (khi đã bị côn trùng cắn):
- Trước tiên, chúng ta phải tránh gãi vì sẽ làm độc tố phát tán rộng, cũng như làm da bị chấn thương, trầy xước.
- Trường hợp sưng đỏ và ngứa khu trú tại vết cắn của côn trùng: rửa sạch vết cắn sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn có tác dụng chống ngứa và kháng viêm (chống sưng và đỏ da).
- Trường hợp sưng phù lan rộng kèm theo cảm giác ngứa và bỏng rát:
* Lấy ngòi độc ra nếu có (ở một số côn trùng đốt như ong): Dùng nhíp hoặc ngón tay nhẹ nhàng gắp ngòi của côn trùng ra. Đừng cố gắng dùng sức đẩy ngòi ra vì như thế sẽ làm cho chất độc phát tán rộng hơn.
* Rửa sạch vùng da bị cắn với xà bông và nước. Sau đó, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm nước đá được quấn trong khăn hoặc vải mỏng trong khoảng 10 phút, nghỉ 10 phút rồi lặp lại quy trình đó.
* Sau đó, dùng các sản phẩm kem bôi hoặc gel có chứa chất chống ngứa và kháng viêm. Nên sử dụng nhóm thuốc bôi có tác dụng sinh học tại chỗ, nhưng khi thuốc thấm qua da vào tuần hoàn máu trở thành hoạt chất không có tác dụng sinh học (antedrug) như Prednisolone Valerate Acetate (PVA) để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc nhất là đối với trẻ nhỏ.
* Nếu tổn thương vẫn kéo dài nhiều ngày sau khi bôi thuốc thì bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để chữa trị kịp thời nhằm tránh tổn hại cho da.
* Trường hợp nặng do nọc độc gây ra sốc, đe dọa đến tính mạng nên buộc garo vùng chi bị côn trùng đốt để ngăn cản nọc độc phát tán khắp cơ thể và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
1. Nhiễm trùng thứ phát do gãi:
Khi côn trùng cắn, chúng sẽ phóng ra nọc độc là một vật thể lạ (yếu tố dị nguyên) xâm nhập vào máu. Cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch tạo ra các histamine gây ngứa. Bệnh nhân thường phản ứng lại bằng cách gãi, vì vậy sẽ làm cho làn da bị tổn thương (trầy xước, rách, nứt da). Tại vùng da bị tổn thương, vi trùng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm trùng.
2. Sẩn ngứa, chàm hóa:
Đối với một số người có cơ địa dị ứng (dân gian hay gọi là máu phong), chất tiết của côn trùng sẽ là tác nhân tạo ra đáp ứng miễn dịch (kháng nguyên). Đặc biệt, ở những người bị côn trùng cắn nhiều lần, cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch (tạo kháng thể) mạnh hơn gây ra ngứa nhiều. Ngứa có thể phát triển toàn thân và lâu dài dẫn tới sẩn ngứa (những u cục có ngứa tại vết cắn).
Chàm hóa: da tại vùng chàm có biểu hiện viêm đỏ và xuất hiện các mụn nước li ti, ngứa nhiều, bệnh nhân gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các vết nứt (giống như cánh đồng ruộng khô nứt nẻ) nên việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn cả về thời gian lẫn tiền bạc.
3. Mất thẩm mỹ da:
Côn trùng cắn sẽ làm da bị tổn thương. Nếu có nhiễm trùng thứ phát không điều trị, hay điều trị không đúng, các tổn thương do côn trùng cắn lâu ngày trở nên chàm hóa, sẽ sinh ra các tổn thương ngoài ý muốn như sẹo lồi. Ở những người có cơ địa tăng sinh mô sợi hay sẹo lồi sẽ xấu hơn; các vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm; dày da, tăng sừng trong trường hợp chàm mãn tính.
4. Để giảm thiểu các tác dụng có hại từ vết cắn do côn trùng và các bệnh do chúng gây ra, chúng ta cần tuân thủ các bước:
Phòng bệnh (ngừa không để cho côn trùng cắn)
- Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.
- Tùy điều kiện có thể lắp cửa lưới chống côn trùng xâm nhập.
- Khi ra ngoài, đặc biệt là khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời cần mặc áo, quần dài có màu sáng, mang vớ. Nếu ngủ đêm ngoài trời nhất thiết phải có túi ngủ, mùng.
- Cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi côn trùng, thuốc chống côn trùng cắn; nhất là khi có trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng.
Điều trị (khi đã bị côn trùng cắn):
- Trước tiên, chúng ta phải tránh gãi vì sẽ làm độc tố phát tán rộng, cũng như làm da bị chấn thương, trầy xước.
- Trường hợp sưng đỏ và ngứa khu trú tại vết cắn của côn trùng: rửa sạch vết cắn sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn có tác dụng chống ngứa và kháng viêm (chống sưng và đỏ da).
- Trường hợp sưng phù lan rộng kèm theo cảm giác ngứa và bỏng rát:
* Lấy ngòi độc ra nếu có (ở một số côn trùng đốt như ong): Dùng nhíp hoặc ngón tay nhẹ nhàng gắp ngòi của côn trùng ra. Đừng cố gắng dùng sức đẩy ngòi ra vì như thế sẽ làm cho chất độc phát tán rộng hơn.
* Rửa sạch vùng da bị cắn với xà bông và nước. Sau đó, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm nước đá được quấn trong khăn hoặc vải mỏng trong khoảng 10 phút, nghỉ 10 phút rồi lặp lại quy trình đó.
* Sau đó, dùng các sản phẩm kem bôi hoặc gel có chứa chất chống ngứa và kháng viêm. Nên sử dụng nhóm thuốc bôi có tác dụng sinh học tại chỗ, nhưng khi thuốc thấm qua da vào tuần hoàn máu trở thành hoạt chất không có tác dụng sinh học (antedrug) như Prednisolone Valerate Acetate (PVA) để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc nhất là đối với trẻ nhỏ.
* Nếu tổn thương vẫn kéo dài nhiều ngày sau khi bôi thuốc thì bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để chữa trị kịp thời nhằm tránh tổn hại cho da.
* Trường hợp nặng do nọc độc gây ra sốc, đe dọa đến tính mạng nên buộc garo vùng chi bị côn trùng đốt để ngăn cản nọc độc phát tán khắp cơ thể và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo_NLĐ