29 thg 7, 2013

"Gián" nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn cho con người


Không phải tất cả loài gián đều là kẻ thù của con người.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định có tới 4000 loài gián và theo tổ chức Y tế Thế giới có mười loài gián bị coi là loài gây hại. Trong giới côn trùng, gián là loài sinh vật khá lớn và “nặng cân”. Trong số đó, loài Gián đào hang khổng lồ Úc có chiều dài khoảng 80mm và năng 35g, và con nặng nhất là 50g. Cũng như nhiều loài côn trùng, các con cái cũng cần có bạn đời nhưng khi giao phối con cái sẽ sử dụng tinh trùng để nuôi dưỡng trứng.

Có thể gọi gián là một siêu nhân bởi chúng có thể sống một tháng hoặc hơn thế mà không cần ăn gì cả, và “siêu” hơn nữa là không cần nước trong một tuần. Loài gián xuất hiện khắp nơi, và có thể sống trong mọi điều kiện. Mặc dù loài gián sống về đêm, nhưng chúng không hề sợ ánh sáng – khi chúng chạy hốt hoảng trong nhà thì chẳng qua là vì sợ… con người “tóm” mà thôi!

Tuy không phải là một đôi cánh cứng cáp nhưng cũng đủ để loài này lượn vài vòng khiến chúng ta khó chịu. Không phải tất cả các loài gián đều bay được và con gián có đôi cánh ấn tượng nhất dài tới 185mm thuộc về loài gián “Megaloblatta longipennis” sống ở vùng Trung và Nam Mỹ.

Chắc chắn thông tin sau đây vừa khiến bạn buồn cười mà lại vừa lo sợ. Các nghiên cứu cho thấy gián “xì hơi” trung bình khoảng 15 phút mỗi ngày. Thậm chí sau khi chết chúng vẫn tiếp tục thải khí Metan sau “tắt thở” 18 giờ. Giới côn trùng được nghiên cứu là thải ra 20% khí Metan trong không khí, và xem ra loài gián có “đóng góp” lớn nhất  

Gián có dáng chết là nằm ngửa
Chúng không có khả năng tự lật mình lại sau khi ngã, hoặc bị mắc kẹt ở một xó nào đó nên không thể chết nằm sấp, hoặc một cách nào đó mà không phải nằm ngửa. Ngoài ra, một số loại thuốc diệt gián làm co thắt cơ, khiến gián không thể điều khiển được cơ bắp của mình và chết ngửa.

Gián có tên tiếng anh là “Cockroach” được cho là có nguồn gốc từ tiếng Tay Ban Nha.

Con gián Madagascar nổi tiếng là loài côn trùng duy nhất có thể phát ra âm thanh bằng cách sử dụng dây thanh âm. Hầu hết các loài côn trùng khác tạo ra âm thanh bằng cách cọ sát các bộ phận cơ thể lại với nhau. Nhưng cách mà con gián “hít hít” đã tạo ra hai âm thanh thể hiện thái độ khó chịu hoặc để đuổi con đực đi.

Gián có thể sống không cần đầu.
Gián đích thực là “siêu nhân” khi thậm chí nó chằng cần đầu mà vẫn có thể sống bình thường. Nếu như con người cần đầu để chứa não điều khiển hoạt động cơ thể, để hoạt động hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa, thì gián không cần đầu để làm từng đó việc.

Chúng thở qua các lỗ trên khắp cơ thể, không sợ bị chảy máu vì “mất đầu”, và bởi là động vật máu lạnh nên chúng chỉ cần ăn một bữa duy nhất trong cả tháng, nên ngay cả khi mất đầu gián vẫn sống thêm được một tháng cơ.

Gián thực sự không đáng yêu chút nào khi mang trong mình căn bệnh hen suyễn đáng sợ. Nếu con người, đặc biệt là trẻ em hít phải mảnh vụn từ các cơ quan bị phân hủy của gián trong không khí, và phân rất dễ mắc bệnh hen suyễn.

Gián là loài sinh nở rất nhanh chóng. Loài gián Đức được cho là gián gây hại nhiều nhất có vòng đời khoảng 100 ngày, con sống lâu nhất là 6 tháng. Chúng đẻ 30-40 trứng mỗi lần đẻ và có thể sản xuất từ 6-8 lứa trong suốt cuộc đời, như vậy sẽ là khoảng 180-320 trứng. Nếu không có biện pháp diệt trừ và phòng ngừa thì con người thực sự bị đe dọa bởi loài vật nhỏ bé này.

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.