Các dịch bệnh ở đô thị sinh ra từ muỗi truyền virut, chẳng hạn như dịch sốt phía Tây sông Nin và dịch sốt chikungunya, được truyền qua muỗi bị nhiễm bệnh.
Muỗi truyền dịch sốt chikungunya |
Muỗi truyền virut gây dịch bệnh
Theo các nhà KH&CN Virginia, muỗi nuôi trong nhiệt độ thấp có hệ miễn dịch yếu, làm cho chúng dễ bị nhiễm những loại virut nguy hiểm và có nhiều khả năng truyền lại cho con người.
Mối liên quan giữa nhiệt độ và hệ thống miễn dịch của muỗi, được xuất bản trên tạp chí PLOS Những bệnh xứ nhiệt đới không được chú ý, rất có ý nghĩa trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu Kevin Myles và Zach Adelman, PGS côn trùng học tại Đại học Nông nghiệp và Khoa học đời sống, và các chi nhánh của Viện Khoa học đời sống Fralin.
“Tài liệu của chúng tôi cũng cấp một giả thuyết hợp lý về việc những thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến việc lan truyền các bệnh này như thế nào và trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục”, Myles cho biết.
Một loạt các thời tiết bất thường có thể sẽ xảy ra với những thay đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, dự đoán những sự bất thường này là gì rất khó khăn do sự phức tạp liên quan. Tuy vậy, nghiên cứu của Myles và Adelman cho rằng sẽ là không khôn ngoan khi chỉ tập trung vào nhiệt độ cao khi xem xét mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sự truyền bệnh.
“Muỗi thường sinh sản và đẻ trứng ở những nơi tối, mát mẻ bởi khi đó thì nước sẽ không bị bay hơi nhanh”, Adelman nói. “Chúng không đẻ trứng ở những nơi có nắng bởi nước sẽ bốc hơi hết trong một hoặc hai ngày. Mặc dù điều này đã được biết đến từ trước, chúng tôi chỉ nghiên cứu về những ảnh hưởng tiềm tàng của nó đến phản ứng miễn dịch của muỗi. Hy vọng rằng thông tin này có thể được sử dụng để xây dựng mô hình tốt hơn, dự đoán chính xác hơn khi nào sẽ có sự lây truyền bệnh”.
Mô hình tính toán bùng phát dịch hiện tại quan tâm đến những thứ như các tham biến khí tượng và các chỉ số dân số nhưng đã thất bại trong việc để ý đến tác động của nhiệt độ đến khả năng miễn dịch của muỗi, ông nói thêm. Cụ thể, Adelman và Myles thấy rằng lộ trình can thiệp ARN của muỗi bị suy yếu khi được nuôi ở nhiệt độ thấp.
Tỷ lệ lây truyền của cả hai bệnh này đã tăng lên với sự bùng phát xảy ra ở những nơi không ngờ tới, chẳng hạn như sự xuất hiện của virut Tây Nin ở New York vào năm 1999, và virut chikungunya tại Ý và Pháp vào năm 2007 và 2010 do chưa có biện pháp diệt muỗi và phòng chống muỗi hiệu quả