Qua nhiều thế kỷ các loài côn trùng đã bị tuyệt chủng nhưng chúng được thiên nhiên lưu giữ trong hổ phách để con người chúng ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng.
Hàng trăm triệu năm về trước, những con bọ tuyệt đẹp này đã vô tình mắc kẹt vào lớp nhựa cây để rồi bị đóng băng vĩnh viễn trong đó.
Con ốc bên trong miếng hổ phách tìm thấy tại Myanmar này cực kỳ hiếm gặp, hiện trên thế giới chỉ tìm thấy 2 con như thế.
Hổ phách có nguồn gốc từ nhựa cây, trải qua hàng ngàn năm biến đổi thành dạng copal, rồi lại tiếp tục hàng ngàn năm nữa mới trở thành hổ phách thực thụ.
Đây là môi trường bảo quản hoàn hảo cho tất cả những sinh vật sống vô tình mặc kẹt bên trong nó.
Thông thường những miếng hổ phách như thế này phải trải qua quãng thời gian từ 20-50 triệu năm để hình thành.
Miếng hổ phách bé nhỏ này có niên đại từ Kỷ Phấn Trắng. Nó chứa bên trong 1 con bọ cánh cứng, 2 con muỗi, 2 con kiến và cả một phần mạng nhện.
Con “ong lai kiến” này cũng là từ Kỷ Phấn Trắng, nó là minh chứng cho hiện tượng phân loài trong cây tiến hóa.
Còn đây là một trong những miếng hổ phách lâu đời nhất, từ Kỷ Than Đá, khoảng 150 triệu năm về trước.
Những miếng hổ phách như là sự đóng băng của thời gian. Nó cung cấp cho chúng ta rất nhiều điều về sự sống, trái đất và tiến hóa.
Thậm chí nó giữ lại cho chúng ta nhiều mẫu vật chỉ tồn tại hàng triệu năm trước khi có sự xuất hiện của con người, như loài nhện cổ này chẳng hạn.
Nó cũng mang lại rất nhiều thông tin khoa học có giá trị về trái đất thời cổ đại như khí hậu, nhiệt độ và rừng…
Đây là một loài côn trùng cổ đại đã tuyệt chủng từ lâu, và chỉ nhờ tới phép màu của hổ phách con người mới có được cơ hội để chiêm ngưỡng chúng.
Một con kiến khổng lồ được tìm thấy trong miếng hổ phách Baltic với cơ thể hầu như con nguyên vẹn.
Hay như con nhện này, được bảo quản hoàn hảo thậm chí đến cả từng sợi lông tơ.
Còn đây là một bông hoa tí hon thời cổ đại. Quá khứ và thời gian được lưu giữ trong hổ phách thực sự là một kho báu đối với kiến thức của con người.