Ruồi, muỗi, kiến, gián không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sống của mọi gia đình. Chúng còn là côn trùng trung gian lây dịch bệnh nguy hiểm đối với con người
Côn trùng xuất đốt ảnh hưởng đến sức khỏe |
Côn trùng nhà ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, có thể truyền bệnh nguy hiểm
Côn trùng thường được phân thành hai loại: côn trùng có cánh và không có cánh. Trong những loại không có cánh, kiến, mối chiếm đa số và có thể tồn tại mọi nơi trong nhà. Chúng di chuyển thành đàn và phân chia địa bàn rõ ràng. Nơi nào có kiến đen thì rất ít khi xuất hiện kiến lửa, kiến hôi và ngược lại. Tuy thế, một ngôi nhà hoàn toàn có thể bị “chiếm đóng” bởi nhiều đàn kiến khác nhau. Ngoài việc cắn người gây đau nhức, ngứa ngáy, kiến còn mang trên mình nhiều vi khuẩn gây bệnh do chúng bò trên nhiều bề mặt dơ bẩn.Kiến mang nhiều vi khuẩn bò vào đồ ăn |
Là loài có
cánh nhưng cũng di chuyển thành đàn khi có điều kiện, gián không cắn người
nhưng mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm hơn kiến. Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm
và trốn chui trốn nhủi vào ban ngày. Thực đơn của gián rất đa dạng, có thể là
thức ăn thừa rơi vãi tới đống rác ngoài đường. Khi tình cờ chạm vào con người,
gián sẽ bỏ chạy vào góc tối. Bên cạnh đó, cơ chế vừa ăn, vừa đào thải phân khắp
nơi mà chúng đi qua đã biến gián thành một trong những loài côn trùng truyền
bệnh dễ dàng nhất cho con người.
Loài gián thản nhiên ăn thức ăn con người |
Không lẩn
trốn khi gặp người như kiến và gián, ruồi thản nhiên đậu trên ổ bánh mì hay dĩa
cơm đang ăn dang dở của bạn và để lại vi trùng gây bệnh lên thức ăn. Thậm chí
nếu vào thời gian sinh sản, ruồi có thể đẻ trứng lên thức ăn của bạn.
Cũng “thản
nhiên” như ruồi, loài muỗi kiếm thức ăn trên chính cơ thể bạn. Cơ chế hút máu
người đã biến muỗi trở thành nguồn lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm đến tính
mạng con người như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản…
Muỗi trung gian truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết ... |
Có thể nói
trước những nguy cơ lây nhiễm bệnh từ côn trùng trong nhà, mỗi gia đình cần
phải quan tâm chú ý hơn tới việc loại bỏ chúng để bảo vệ sức khỏe và cải thiện
môi trường sống cho mỗi thành viên.
Giảm nguy cơ lây bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng chống sau:
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tránh để thức ăn rơi vãi khắp nơi để
không tạo điều kiện cho kiến, ruồi, muỗi mở rộng phạm vi hoạt động.
Đối với những món hấp dẫn kiến như đường, sữa thì cần đậy kín hoặc đặt trong khay đựng nước. Hơn nữa, những nơi ẩm thấp, bừa bộn như nhà kho, gác xép cũng nên được dọn sạch thường xuyên để tránh gián làm ổ.
Thường xuyên làm sạch ao tù, nước đọng và cống rãnh để muỗi không có điều kiện đẻ trứng và sinh sản.
Đối với những món hấp dẫn kiến như đường, sữa thì cần đậy kín hoặc đặt trong khay đựng nước. Hơn nữa, những nơi ẩm thấp, bừa bộn như nhà kho, gác xép cũng nên được dọn sạch thường xuyên để tránh gián làm ổ.
Thường xuyên làm sạch ao tù, nước đọng và cống rãnh để muỗi không có điều kiện đẻ trứng và sinh sản.
Bằng những
biện pháp đơn giản trên, bạn có thể giảm thiểu đáng kể số lượng côn trùng gây
hại trong nhà. Tuy nhiên để có thể hạn chế côn trùng tuyệt đối bạn cũng nên sử
dụng các loại thuốc chống côn trùng. Chú ý lựa chọn các sản phẩm được sản
xuất từ các nguôn liệu thân thiện với môi trường để an toàn cho các thành viên
trong gia đình khi sử dụng.