5 thg 7, 2013

Người đàn ông nuốt rắn độc, ăn côn trùng

nuot ran doc an con trung, nuốt rắn độc ăn côn trùng,


Người đàn ông luôn “thèm” nuốt rắn độc ăn loại côn trùng sống, khi không được ăn thì cứ thấy thiêu thiếu,

 Thông tin người đàn ông bí ẩn thích nuốt rắn độc, ăn côn trùng sống

Sự tò mò thúc giục tôi tìm đến nhà anh Ngô Văn Tùy ở thôn Tây, xã An Hải tại Đảo lý Sơn là người có sở thích khác người đến ghê rợn khi nhắc tới

Nhà anh Tùy không khó tìm, chỉ cách UBND huyện 1 đoạn nhưng ông Nguyễn Xuân Hước- PCT UBND huyện Lý Sơn vẫn cứ nằng nặc bảo tôi lấy chiếc xe máy cà tàng Cub 81 của ông mà đi. Đằng sau sự nhiệt tình đó, 1 cán bộ huyện tiết lộ: “Ông Tùy rất ngại gặp người lạ, nhất là khi cái khả năng “bất thường” của ông luôn làm cho người trong địa phương kinh hãi, gặp nhau ngoài đường cứ nem nép nhìn ông như nhìn người…cõi trên. Anh cứ đi chiếc xe ấy đến nhà ông Tùy, may ra nhìn thấy chiếc xe ông Phó Chủ tịch huyện- vốn ông ấy rất nể nang may ra mới được tiếp chuyện”.

Thế nhưng tôi vẫn chưa yên lòng, biết đâu ông ấy quên mất chiếc xe thì sao, trước khi tìm đến nhà ông Tùy, tôi ghé UBND xã An Hải để “cầu cứu” ông Chủ tịch xã Nguyễn Dự. Khi nghe tôi ngỏ ý, ông Dự sẵn lòng ngay. Vừa nhấp nhấp chén trà anh Dự vừa “sơ lược”: “Lần đầu tiên dân Lý Sơn phát hiện khả năng khác thường của ông Tùy là tại 1 buổi chợ. Hôm ấy ông Tùy đi chợ thay vợ, lúc lại hàng cá, không biết chê cá tươi cá ươn như thế nào mà sau đó ông Tùy đã “ùm sống” 1 con cá nhai rau ráu để khẳng định đây là cá ươn đã khiến cả chợ nhốn nháo. Phụ nữ vùng biển là hay tin thần linh, thấy cảnh tượng này lập tức nghĩ ngay đến chuyện ma, thần nhập xác ông Tùy nên có không ít người khấu đầu giữa chợ lạy lấy lạy để người đàn ông có gương mặt tỉnh rụi, nuốt xong con cá rồi ngoác miệng ra cười như…không có gì”.

Chị cán bộ Đài Truyền thanh xã đang biên tập tin ở chiếc bàn đặt cạnh nơi chúng tôi ngồi uống nước cũng hào hứng góp chuyện: “Chuyện ấy thì có gì mà ghê. Năm 2006, tại đám cưới của người em họ trong xã, không biết có ai thách đố gì không mà khi vừa dự xong đám, ông Tùy xăm xăm đi ra những bờ đất, người kéo theo xem đông như…đi đám. Ông Tùy lom khom lùng sục, mọi người bỗng thấy ông dùng tay moi 1 cái hang cóc, 1 lát sau ông lôi lên 1 con rắn bụng đang no ưỡn. Con rắn này rất độc, dân đảo gọi là rắn bồ nẹc nhưng ở những nơi khác người ta gọi là rắn lục lửa. Bởi da nó màu xanh hệt như rắn lục nhưng cổ và lưng có vằn màu đỏ rực. Nói về độc thì loại rắn này là “sư phụ” của rắn lục, ai bị nó cắn là đi chầu thiên địa ngay".

Dường như chưa hết kinh hãi, chị "nhà đài" nghỉ một hơi rồi nói như thở hắt ra: "Anh biết không, ông Tùy cầm đuôi con rắn đánh cái phập xuống đất, con rắn chưa chết nhưng đã ngoắc ngoải. Vuốt bụng con rắn suốt dọc từ phía đuôi, con rắn ọi ra 1 con cóc nhỏ. Rồi cầm cái đuôi con rắn đưa vào miệng, ông Tùy cắn cái sực rồi nút hết máu. Xong ông lột da con rắn ra, cắn từng miếng, nhai, nuốt ăn dần từ đuôi lên đầu trước những đôi mắt tròn xoe xung quanh. Ông Tùy cứ ăn thản nhiên như ăn nguyên một cái…dồi chó. 



Đến cái đầu, người ta cứ ngỡ ông sẽ ném đi vì cái đầu có độc nhưng không, nhìn nó 1 lát ông “ùm” luôn. Mấy chị em trong thôn còn kể là những dịp dọn dẹp Dinh Bà Thiên gần nhà ông, lúc dọn những viên đá rêu mốc quanh chùa lộ xác 1 con chuột đã chết. Khịt mũi mấy cái ông Tùy bảo là còn tươi, lột da, móc ruột rồi ăn ngon lành”.

Khiếp thì có khiếp nhưng khoái nhiều hơn. Nghe xong câu chuyện của chị Đài Truyền thanh, anh Dự cùng 1 cán bộ trẻ mỗi người 1 xe máy dắt tôi đến nhà ông Tùy. Dựng xe trước ngôi nhà khá khang trang, cửa rộng mở nhưng anh Dự vẫn lo lắng: “Chẳng mấy khi ông ấy có nhà, đi suốt”. 1 phụ nữ láng giềng báo ngay tin vui: “Ông ấy vừa ở Sài Gòn về, mới đi tát nước dưa đó”. Chiều xuống dần, nóng ruột, anh Dự nhờ anh cán bộ trẻ chạy thẳng lên ruộng dưa chở ông Tùy về. Thế là tôi được gặp ông.

Nhìn gương mặt người đàn ông trạc 50 tuổi, rắn rỏi mà hiền hậu, tôi thoáng nghi ngờ những câu chuyện ghê rợn vừa được nghe. Ông Tùy trải chiếc chiếu giữa nhà, bày ra ấm trà, chúng tôi ngồi quây quần. Không như tôi tưởng, khi vào chuyện ông Tùy rất cởi mở (chắc nhờ sự có mặt của chiếc xe và người đứng đầu xã).

Ông Tùy thong thả kể: Ngày ông ăn các loại côn trùng sống đầu tiên cách đây đã 25 năm (1984), khi đó ông mới 25 tuổi, đang là bộ đội thuộc Tiểu đoàn 103 đóng quân ở Lý Sơn. Trong 1 phiên gác đêm, vằng vặc ánh trăng, trời nước lồng lộng, anh bỗng thấy 1 con sâu lá bò lên nòng súng. Chẳng hiểu sao lúc ấy lòng ông dấy lên cảm giác muốn ăn sống nó. Không biết điều gì thúc giục ông bắt con sâu bỏ vào miệng nhai, nuốt mà không hề bị cảm giác ghê sợ, thậm chí còn thấy…ngon.

Khi ấy ông có thoáng giật mình nhận ra mình hơi...khác thường nên giấu kín chuyện này. Những ngày sau đó, cái cảm giác ngon lành khi ăn sống con sâu cứ dẫn dụ và ông tiếp tục lén ăn sống bất cứ con côn trùng nào xuất hiện trước mắt.con Đến cả nái, loài vật bò lên người ai là lập tức da bị nổi dề ngứa trợn mắt nhưng ông cuộn nó lại cho vào miệng nhai mà không hề thấy ngứa lưỡi.

Từ những con vật nhỏ như: bướm, sâu, dán, ong, bò cạp, ốc ma…dần dần ông Tùy ăn cả những con vật lớn hơn như: cóc, nhái, ếch, rắn, chuột, rắn mối, cá… “Các loại bò cạp, chuồn chuồn tôi phải ngắt cánh, ngắt chân mới ăn vì các thứ ấy khó tiêu, ăn vào sợ bị cào xước ống thực quản”, ông Tùy nói.

Khả năng nhận diện các loài vật dù chúng đang ẩn trong cây lá, bụi rậm cũng khá độc đáo. Ông Tùy bộc bạch thêm: “Đi ngang 1 nơi nào đó, nghe mùi là tôi biết ở đó có con gì đang nấp. Về rắn, nghe mùi là tôi biết đó là con rắn gì dù rắn có nhiều loài. Ở Lý Sơn có mấy chục loài bướm là tôi đã ăn đủ cả. Ăn nhiều nhất là ốc ma bởi mỗi sáng sớm chúng thường đi ăn sương bò đầy khắp, sáng nào tôi cũng điểm tâm dăm chục con. Loài này đập vỏ ăn ngọt lắm, và bổ nữa vì chúng ăn toàn lá cây.

Con ốc ăn loại lá gì thì có mùi vị đặc trưng riêng của nó, nhấm nháp thú vị lắm. Rắn mối con nào nhỏ tôi ùm luôn, lớn thì xé ra ăn từ từ. Rắn độc thì từ Tết đến giờ tôi ăn được gần 20 con. Trước đây cóc còn nhiều, ngày nào cũng được ăn nhưng nay đã ít dần, loài này phải lột da, móc ruột mới ăn được. Riêng các loại kỳ đà, rắn hổ mang người ta rất kỵ đôi mắt của chúng, khi ngâm rượu người ta cũng móc mắt chúng vất đi. Thế nhưng tôi nghĩ “ăn mắt bổ mắt” nên ăn tất, ăn mãi thấy có độc địa gì đâu, lại còn luôn thấy thèm ăn. Hôm nào được ăn vật sống tôi thấy người khỏe hẳn ra, ăn cơm ngon hơn”.

Để làm tin, ông Tùy dắt chúng tôi thả bộ lên Dinh Bà Thiên phía trên nhà ông để lùng tìm rắn mối. Ông đi dọc các bụi cây, lấy chân dậm mạnh xuống đất để đánh động lũ rắn mối rời khỏi nơi ẩn nấp. Loáng sau ông bắt được 2 con, 1 nhỏ, 1 khá lớn. Ngồi xuống bệ đá, ông “ùm” ngay con rắn mối nhỏ, nhẩn nha nhai. Tiếp tục, ông xử lý con lớn hơn bằng cách dùng tay xé chúng ra, bỏ vào miệng từng miếng thịt trắng toát, cả bộ ruột đeo lủng lẳng 1 đùm trứng màu vàng ông cũng ăn gọn. “Con này là con cái, ăn bổ lắm đây”, vừa nhai ông Tùy vừa nói. Tôi chụp ảnh lia lịa, chưa thỏa, tôi quây luôn mấy đoạn video clip để làm kỷ niệm. Sau khi "biểu diễn", ông chủ động chia tay với chúng tôi để còn đi tưới nước dưa.

Nhìn ông bươn bả đi về phía cánh đồng với dáng dấp thường thấy của 1 nông dân tôi thấy quá lạ lẫm. Ông cũng có 1 gia đình đầm ấm, vợ giỏi giang, 5 đứa con ngoan hiền, 2 cô con gái lớn đang học ở TPHCM. Ngày ngày ông bám 3 sào dưa hấu chăm sóc, tưới tắm cho chúng. Nói về sự khác thường của mình, ông giải thích rất đơn giản: “Cả thị giác, khứu giác và vị giác đều quyết định cho tôi ăn sống được các con vật. Nhìn, tôi không thấy sợ. Ngửi, tôi không thấy hôi tanh và ăn vào tôi thấy mỗi con vật đều có 1 vị hấp dẫn riêng”.

Có lẽ nhờ thế mà trong 25 năm qua, theo ông cho biết đã có hàng trăm loài côn trùng khác nhau chui vào bao tử ông.
(Theo_baomoi)

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.